Định nghĩa Price Action (PA)
Price Action (PA) dịch sát nghĩa là hành động giá, là một phương pháp và kỹ năng dựa trên dữ liệu là Chart giá (thường là biểu đồ nến) mà không cần sử dụng nhiều đến các Indicators hay các yếu tố từ phân tích cơ bản.
Những điều cần biết trước khi giao dịch theo Price Action (PA)
1. Các trường phái Price Action (PA) là gì?
Giống cái tên của phương pháp giao dịch này, Chart cung cấp cho anh em các hành động của giá, anh em đọc hiểu như thế nào thì từ đấy có thể đưa ra các quyết định Trade khác nhau.
Nếu anh em nhận định nó có xu hướng tăng thì anh em có thể cân nhắc mua vào thay vì bán ra.
Ngược lại cũng cùng với Chart giá đó, anh em nhận định nó có xu hướng giảm thì anh em có xu hướng canh bán ra hơn là mua vào.
Tình huống có phần giống với việc nhìn số 6 hoặc số 9 ở hai hướng khác nhau, nó vẫn vậy chỉ là thông tin cách tiếp nhận xử lý như thế nào còn tùy vào kỹ năng và kinh nghiệm của tường người.
Thật ra Trade theo Price Action nó mang phần cá nhân rất cao. Một số trader nổi tiếng về phương pháp trade Price Action mà anh em có thể tham khảo là Galen Woods, Nail Fuller, Lance beggs,…
2. Chọn khung nào để giao dịch Price Action (D1, H4 hay H1)?
Theo mình tham khảo nhiều nguồn và kinh nghiệm của mình thì Chart Trade theo Price Action tốt nhất là D1, anh em cũng có thể Trade trên H4 nhưng nên xem xét luôn Chart của D1.
3. Nên giữ lệnh bao lâu?
Thời gian giữ lệnh (từ khi mở lệnh, dù có khớp hay không khớp) tùy vào khung giờ anh em chọn. Với mình do thường giao dịch Future nên khung thường Trade của mình là H4 và mình thường giữ lệnh 3 – 5 cây nên khung lớn hơn tức 3 – 5 là khung D1.
Nếu từ khi mở vị thế trên H4 mà trong 3 – 5 ngày không khớp hay chạm Take Profit định trước thì mình sẽ canh Take profit lệnh đó. Trường hợp giá chạy mạnh tiếp thì mình nâng Take Profit lên và dời Stop Loss lên.
Nếu mình Trade khung D1 thì thời hạn tối đa giữ lệnh tầm 3 – 4 tuần, chi tiết như khung H4 ở trên.
Giao dịch theo phương pháp Price Action (PA) như thế nào?
Nếu anh em nghiêm túc với việc Trading, chịu khó đọc nhiều và học hỏi từ nhiều nguồn thì cũng từng nghe đến cụm từ “Trade theo Trend”, thì câu này đúng với đại đa số các phương pháp Trade và dĩ nhiên trong đó có phương pháp Trade theo Price Action.
3 thứ anh em cần xác nhận theo thứ tự sẽ là:
- Trend: Xu hướng của Chart giá hiện tại tại đang là như thế nào? Trend tăng, Trend giảm, hay không xác định (Sideway).
- Các mức hỗ trợ kháng cự quan trọng: Xác định các mức hỗ trợ, kháng cự quan trọng gần nhất của giá, Trendline của giá.
- Tín hiệu giao dịch: Price Action có 3 loại mẫu hình phổ biến là Pin Bar, Fakey, Inside Bar, các mô hình giá..
Nếu một tín hiệu tăng, xuất hiện tại một mức hỗ trợ quan trọng trong một xu hướng tăng thì anh em hoàn toàn có thể vào một lệnh Buy.
Anh em lưu ý là trong 3 thứ mình liệt kê ở trên thì xác định được Trend của Chart giá là vô cùng quan trọng vì vậy trong bài viết đầu tiên của Series này thì mình sẽ giới thiệu một số cách để anh em có thể xác định Trend của Chart giá.
2 yếu tố còn lại mình sẽ trình bày trong các bài viết sau.
Cách xác định Trend và Vẽ Trendline trong Price Action (PA)
Phần này mình sẽ hướng dẫn anh em cách xác định Trend của giá và cách vẽ Trendline.
1. Xác định Trend của giá
Để xác định được trend của một xu hướng thì anh em cần xác định được điểm Swing High và Swing Low của giá và em cấu trúc của nó.
- Nếu các SH thấp dần và các SL thấp dần thì đó một xu hướng giảm.
- Nếu các SH cao dần và các SL cao dần thì đó là một xu hướng tăng.
Với Swing High, Swing Low là các đỉnh và đáy, hay các điểm cực đại của giá trong 1 xu hướng hoặc 1 range giá đi ngang.
Hay nói cách khác SH là điểm mà ở đó giá quay đầu từ tăng sang giảm và SL là điểm mà ở đó giá quay đầu từ giảm sang tăng.
Anh em có thể quan sát D1 của BTC USDT, trong Chart, các điểm SH và SL ở phía bên trái thấp dần và nên tạo thành một xu hướng giảm của giá.
Sau khi đỉnh SH1 thì chart đã tạo SL2, Nếu anh em chú ý thì SL2 thấp hơn SL1. Đến đây xu hướng của giá vẫn là giảm.
Sau đó giá tạo SH2 và nó thấp hơn SH1, nên theo lý thuyết thì đến đây giá vẫn tiếp tục giảm.
Nhưng mọi chuyện bắt đầu khác đi, giá tạo SL3 cao hơn SL2 và cụm nến ở SL3 là cụm nến bao phủ tăng giá (một mẫu hình tăng giá mạnh trong nến nhật).
Sau khi giá tạo SL3 thì đã tăng lên và Break kháng cự được tạo ra bởi SL2, và cây nến Break là một nến Marubozu (một trong những mẫu hình nến đơn mạnh nhất trong nến Nhật).
Giá sau đó Test kháng cự tạo bởi SH2 lần nữa rồi bay luôn tạo SH ở trên.
Lúc này theo lý thuyết thì Trend tăng của giá đã được xác nhận.
Anh em nên xem thêm về mô hình nến nhật ở đây: Mô Hình Nến Nhật
Cách Vẽ Trendline
Để vẽ Trendline tăng anh em sẽ nối 2 điểm Swing Low trên Chart lại với nhau.
Để vẽ Trendline giảm anh em cần nối lại 2 điểm Swing High trên Chart lại với nhau.
Như trong hình này sau khi xác định xu hướng của giá là tăng thì mình nối hay điểm SL3 và SL4 lại là chúng ta có một Trendline tăng.
Lưu ý:
Anh em chỉ nối 2 điểm SL lại với nhau rồi xem xét cách phản ứng của giá khi nó tiếp cận Trendline. Anh em không nên tùy chỉnh cho nó đẹp và vừa với suy nghĩ của anh em.
Anh em xem thêm video dưới đây để hiểu hơn về cách vẽ trendline đúng nhé!
Cùng thảo luận bài viết