Phân tích kỹ thuật là gì?
Trong tài chính, phân tích kỹ thuật là một trong những phương pháp phổ biến nhất được sử dụng ngày nay bởi các nhà giao dịch để giúp xác định các cơ hội giao dịch
Nói chung, có hai cách tiếp cận mà các nhà giao dịch sử dụng để truy cập vào thị trường để xác định xem một thị trường sẽ đi lên hoặc xuống. Đây được gọi là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Trong khi phân tích cơ bản tập trung vào các thông tin kinh tế của hàng hóa, tiền tệ, phân tích kỹ thuật tập trung vào các biểu đồ để dự đoán biến động của giá tiềm năng trong tương lai.
Là một trong những phương pháp phổ biến nhất được sử dụng ngày nay bởi các nhà giao dịch để giúp xác định các cơ hội giao dịch, có ba nguyên tắc phân tích kỹ thuật:
- Thị trường chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố
- Giá biến chuyển theo xu hướng
- Lịch sử thường lặp lại
Thị trường vốn dĩ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Phân tích kỹ thuật chỉ xem xét chuyển động giá và bỏ qua các yếu tố tin tức thị trường, vì tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường được giả định là đã nằm hoàn toàn trong các biến động giá. Vì vậy tất cả những gì cần phải xem xét chính là tỷ giá.
Tất nhiên, khi một sự kiện bất ngờ – chẳng hạn như một thảm họa thiên nhiên hoặc căng thẳng địa chính trị – xảy ra, có thể sẽ ảnh hưởng đến một thị trường nhất định, nhưng một nhà phân tích kỹ thuật không quan tâm đến những điều này. Một nhà phân tích kỹ thuật tập trung vào biểu đồ và các hình dạng đồ thị và các thành phần diễn biến trên biểu đồ.
Giá biến động theo xu hướng
Trong phân tích kỹ thuật, biến động giá được cho là sẽ đi theo xu hướng. Điều này có nghĩa rằng sau khi một xu hướng đã được thiết lập, biến động giá trong tương lai được giả định là có nhiều khả năng sẽ đi tiếp theo xu hướng đó hơn là chống lại nó. Hầu hết các chiến lược kinh doanh theo phân tích kỹ thuật đều dựa trên sự giả định này.
Lịch sử thường lặp lại
Nền tảng của phân tích kỹ thuật là việc tin rằng lịch sử có xu hướng lặp lại. Ví dụ, nếu giá EURUSD thường tăng trước các cuộc họp của FED (cục dữ trữ liên bang Hoa Kỳ) , nhà đầu tư sẽ mua cặp này trước khi có kết quả phiên họp của FED. Như vậy, các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng dữ liệu giá cả trong quá khứ để giúp họ dự báo vùng mà tỷ giá có khả năng đi đến tiếp theo. Đây là nơi mức hỗ trợ và mức kháng cự xuất hiện.
Biểu đồ có xu hướng hình thành lại các xu hướng đồ thị đã xảy ra trong lịch sử. Việc phân tích các ví dụ trong quá khứ sẽ giúp giới đầu tư dự đoán các biến động thị trường tiềm năng trong tương lai. Nguyên tắc này tập trung vào việc các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng giao dịch có xác suất cao sẽ lặp lại các hình dạng trong lịch sử, mang lại lợi thế của nhà phân tích trước khi mở giao dịch. Đây chính là Mô hình giá.
Dự báo tương lai:
Phân tích kỹ thuật là thực hành dự báo biến động giá tiềm năng trong tương lai dựa trên việc kiểm tra các biến động giá trong quá khứ. Các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng nếu DAX đang gia tăng gần đây, nó có thể đạt được mức cao hơn nữa trong tương lai bởi vì nó đang theo xu hướng đi lên. Có rất nhiều kỹ thuật khác nhau để xác định xu hướng, nhưng giống như dự báo thời tiết, kết quả phân tích kỹ thuật không thể tổng hợp tất cả các tình huống có thể xảy ra, không có phương thức phân tích nào là toàn mỹ, việc quản lý rủi ro khi các phân tích này không chính xác vẫn là mấu chốt mà bạn cần quan tâm.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
Cùng thảo luận bài viết